Để hăm tã không còn là nổi lo của các bà mẹ bỉm sữa
AQA BABY Việt Nam
Thứ Hai,
14/02/2022
Cứ 4 đứa trẻ mặc tã thì có khoảng 1 bé bị hăm tã. Trẻ sơ sinh thường ít bị hăm tã hơn trẻ lớn.
Hăm tã là gì?
Cứ 4 đứa trẻ mặc tã thì có khoảng 1 bé bị hăm tã. Vậy hăm tã là gì mà khiến các bà mẹ bỉm sữa lo lắng không yên? Hăm tã là hiện tượng da ở vùng mặc tã của bé bị ửng đó, nổi hạt đỏ li ti khiến bé đau rát, khó chịu. Làn da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm, nên cách chăm sóc trẻ của bố mẹ, hay thời tiết thay đổi đều có thể gây hăm tã.
Dấu hiệu của hăm tã
Cha mẹ cần quan sát thật kỹ vùng da mặc tã của bé, để phát hiện sớm các dấu hiệu hăm tã, từ đó có phương pháp chữa trị phù hợp, tránh gây khó chịu cho bé. Thiên thần nhỏ của bạn có thể bị hăm tã nếu có các dấu hiệu sau đây:
- Cấp độ nhẹ: Da ở vùng mặc tã như bẹn, mông, đùi, bộ phận sinh dục nổi ửng đỏ, vùng da bị kích ứng khô ráo. Bé hơi khó chịu.
- Cấp độ nặng: Vùng da bị hăm tã xuất hiện những nốt sần đỏ, hơi sưng, có thể có cả mụn mủ. Bé bị đau rát nên rất quấy khóc, khó ngủ.
Nguyên nhân gây hăm tã
- Da của em bé tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu trong một thời gian dài khi mẹ chưa kịp thay tã mới, tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm gây viêm nhiễm da.
- Sử dụng loại tã không phù hợp, kém chất lượng, tã cọ xát vào vùng da có độ ẩm cao, non nớt của bé.
- Không vệ sinh kỹ khi bé đi tè hoặc đi ị, không thay tã thường xuyên.
- Sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa hoặc sữa tắm, phấn rôm không phù hợp, gây kích ứng cho làn da non nớt của bé.
- Sử dụng khăn ướt có cồn để vệ sinh cho bé.
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây hăm tã.Khi trẻ bị hăm tã, vùng mông và bẹn sẽ xuất hiện các mảng đỏ hoặc các mụn nhỏ li ti. Da của bé bị đau rát khi chạm vào, khiến bé rất khó chịu.
Khi trẻ bị hăm tã, vùng mông và bẹn sẽ xuất hiện các mảng đỏ hoặc các mụn nhỏ li ti. Da của bé bị đau rát khi chạm vào, khiến bé rất khó chịu.
Làm gì khi trẻ bị hăm tã?
- Nếu bé chỉ bị hăm tã nhẹ và không gây khó chịu cho bé, mỗi lần thay tã, bạn hãy thoa một lớp mỏng dưỡng dành riêng cho trẻ để bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Nếu cần có thể tư vấn bác sĩ để lựa chọn loại kem dưỡng có các thành phần an toàn cho da bé.
- Nếu bé chỉ bị hăm tã nhẹ và không gây khó chịu cho bé, mỗi lần thay tã, sau khi vệ sinh kỹ, bạn hãy thoa một lớp mỏng dưỡng dành riêng cho trẻ để bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Nếu cần có thể tư vấn bác sĩ để lựa chọn loại kem dưỡng có các thành phần an toàn cho da bé.
- Ngoài ra, một số bà mẹ bỉm sữa có thể áp dụng các biện pháp dân gian như vệ sinh vùng hăm tã với nước lá trà xanh, lá khế, lá trầu, lá mướp đắng… khi bé bị hăm tã nhẹ.
- Nếu bé bị hăm tã nặng, da bị mẩn đỏ dai dẳng kèm theo mụn trắng, gây khó chịu cho bé, cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn loại thuốc hoặc kem chăm sóc da phù hợp. Nếu để tình trạng hăm tã ở bé trở nặng, cách điều trị khá khó khăn và mất nhiều công sức.
Để phòng ngừa hăm tã, bạn cần:
- Thay tã ướt hoặc tã bẩn càng sớm càng tốt.
- Vệ sinh vùng mặc tã nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng, lau từ trước ra sau. Sử dụng nước hoặc khăn ướt không có mùi thơm và không chứa cồn.
- Tắm cho trẻ hàng ngày nhưng tránh tắm cho trẻ nhiều hơn hai lần một ngày vì có thể làm khô da của trẻ.
- Lau khô nhẹ nhàng cho trẻ sau khi tắm rửa, tránh chà xát mạnh lên da.
- Sau khi tắm hoặc vệ sinh cho bé, đặt bé nằm trên chiếc khăn tắm một lúc mà chưa mặc tã ngay, để làn da bé được khô thoáng tự nhiên.
- Sử dụng các loại sữa tắm có thành phần an toàn cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ.
- Không sử dụng phấn rôm có chứa các thành phần có thể gây kích ứng da.
- Đảm bảo tã của bé vừa vặn, êm ái. Nếu quá chật thì tã có thể gây kích ứng da và nếu tã quá lỏng, tã sẽ không thể thấm nước tiểu đúng cách, tràn ra ngoài gây hăm tã.
Chứng hăm tã sẽ sau khoảng vài ba ngày nếu bạn làm theo lời khuyên ở trên. Bạn nên tiếp tục duy trì những việc trên để giúp ngăn ngừa hăm tã tái phát.
Nếu bé bị hăm tã nặng, da bị mẩn đỏ dai dẳng kèm theo mụn trắng, gây khó chịu cho bé, cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn loại thuốc hoặc kem chăm sóc da phù hợp.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã là điều bình thường, nhưng bạn cần quan sát kỹ để có cách xử lý phù hợp khi bé bị kích ứng nhẹ hay nặng.
Lựa chọn sản phẩm phù hợp cho làn da nhạy cảm của bé yêu
- Lựa chọn sữa tắm, kem dưỡng có các thành phần an toàn cho làn da nhạy cảm của bé, loại bỏ được các loại vi khuẩn gây hăm tã.
- Sử dụng các loại nước giặt, xà phòng giặt tã vải, quần áo dành riêng cho trẻ nhỏ.
- Chọn loại tã thấm hút tốt, mềm mại, êm ái và vừa vặn với trẻ.
Bài viết sử dụng tài liệu tham khảo của Bộ Y Tế quốc gia Anh NHS.