Kinh nghiệm thăm Bảo tàng Gốm Bát Tràng tự túc từ A đến Z
21 phút đọc

Kinh nghiệm thăm Bảo tàng Gốm Bát Tràng tự túc từ A đến Z

Bảo tàng Gốm Bát Tràng là một địa điểm nổi tiếng của Hà Nội thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Bảo tàng gốm Bát Tràng mang trong mình giá trị văn hóa lâu đời là điểm đến dành cho những ai yêu thích nghệ thuật gốm sứ truyền thống Việt Nam. Hãy cùng Sinhtour tìm hiểu về Kinh nghiệm đi Bảo tàng Gốm Bát Tràng tự túc từ A – Z qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về Bảo tàng Gốm Bát Tràng

Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt hay còn có tên gọi khác là Bảo tàng gốm Bát Tràng nằm tại huyện Gia Lâm, cách Thủ Đô khoảng 20km. Bảo tàng được xây vào năm 2018 và đến tháng 04/2022 bắt đầu hoạt động đón tiếp du khách.

Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng là một công trình kiến trúc đặc sắc mang tính nghệ thuật tinh tế, lấy cảm hứng từ những bàn vật dụng quen thuộc như bàn xoay gốm của người thợ để làm nên một bảo tàng độc đáo, hấp dẫn. Cùng với một kiến trúc có một không hai vô cùng độc đáo này, du khách có thể trải nghiệm nhiều điều thú vị. Với 6 tầng trưng bày và trải nghiệm gốm sứ là điểm nổi bật của bảo tàng.

Lịch sử làng nghề gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng là nơi có lịch sử lâu đời nổi tiếng tại Hà Nội, được cho là hình thành từ thời Lý vào thế kỷ 11, khoảng hơn 1.000 năm trước. Theo tương truyền rằng, các thợ gốm từ làng Bồ Bát (Ninh Bình) di cư đến vùng đất ven sông Hồng này và lập nên làng Bát Tràng từ lâu đời. Tên gọi “Bát Tràng” bắt nguồn từ hai từ: “Bát” chỉ bát đĩa, chén, và “Tràng” có nghĩa là nơi chuyên sản xuất, được hiểu đây là nơi làm đồ gốm sứ nổi tiếng.

Bát Tràng không chỉ nổi tiếng nhờ kỹ thuật làm gốm tinh xảo, những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn nhờ sự sáng tạo trong việc kết hợp các mẫu hoa văn và chất liệu bền đẹp. Dưới thời nhà Lý và nhà Trần, sản phẩm gốm Bát Tràng được triều đình sử dụng nhiều nhất, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, làng nghề Bát Tràng vẫn duy trì được sự phát triển và mở rộng quy mô được nhiều du khách biết đến, đặc biệt trong thời kỳ phong kiến và cận đại, khi sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được dùng trong các cung đình, chùa và gia đình quý tộc. Hiện nay, làng Bát Tràng không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng mà còn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Khám phá Bảo tàng Gốm Bát Tràng

Bảo tàng Gốm Bát Tràng được xây dựng với mục đích tôn vinh nghề làm gốm của quê hương, đồng thời bảo tồn tinh hoa của làng nghề. Khi đến đây, du khách sẽ có cơ hội khám phá Bảo tàng Gốm Bát Tràng với nhiều khu vực như: mua sắm, triển lãm, trưng bày.

1. Kiến trúc độc đáo “bàn xoay gốm”

Bảo tàng Gốm Bát Tràng là một công trình có kiến trúc đồ sộ quy mô lớn đặc biệt thiết kế lạ mắt. Công trình được tạo nên từ những đường cong uốn lượn mềm mại, uyển chuyển và liên kết tạo thành 7 lốc xoáy. Kiến trúc này lấy cảm hứng từ “bàn xoay gốm” một công cụ quen thuộc của người dân làm gốm có từ lâu đời.

Bảo tàng được thiết kế dưới nhỏ, càng lên cao thì vòng tròn càng lớn dần, tuy nhiên kết cấu rất chắc chắn và vững chãi đảm bảo an toàn. Để làm nên 7 vòng xoáy độc đáo ấy, những người thợ đã kỳ công, tỉ mỉ để làm từng chi tiết hoàn hảo nhất. Được sử dụng bê tông cốt thép chịu lực tốt đảm bảo bền bỉ, an toàn. Công trình này cũng đã vận dụng nhiều nguyên liệu của làng gốm Bát Tràng như gạch gốm cổ truyền, gói nung để mang đến những màu sắc đặc biệt nhất.

2. Tầng 1 – các gian hàng trưng bày gốm

Đến Bảo tàng Gốm Bát Tràng, du khách sẽ di chuyển vào bên trong tầng 1 được nối với sông Bắc Hưng. Tầng 1 tại bảo tàng gốm Bát Tràng được thiết kế rộng rãi mang phong cách mở, nơi đây được trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đặc biệt nhất của người dân làng nghề. Không gian tầng 1 cũng được tận dụng để tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, chương trình giao lưu văn hóa.

3. Tầng 2 – tái hiện lại làng gốm Bát Tràng xưa và nay

Tiếp tục di chuyển lên tầng 2 là một không gian độc đáo của Bảo tàng Gốm Bát Tràng mang đến cho du khách nhiều bất ngờ, khi tái hiện lại những hình ảnh gắn liền với quá trình phát triển. Tầng 2, du khách sẽ hiểu rõ hơn về làng gốm qua các thời kỳ lịch sử, tìm hiểu những điều thú vị về làng gốm Bát Tràng. Đặc biệt, các tác phẩm nghệ thuật từ xưa đến nay được trưng bày, những tác phẩm được làm một cách tinh xảo qua từng thời kỳ.

4. Tầng 3 – trung tâm nghệ thuật đương đại

Tầng 3 màng một trong những không gian được yêu thích nhất tại Bảo tàng Gốm Bát Tràng, đây là một khu vực thiên nhiều về tính nghệ thuật. Tầng 3 sẽ mang đến các sản phẩm gốm từ đương đại đến hiện đại và cảm nhận rõ được sự phát triển không ngừng của làng gốm Bát Tràng, qua các mốc thời gian. Đặc biệt, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật mà còn được mua những sản phẩm tinh tế đặc biệt tại đây.

5. Tầng 4 – không gian nghỉ ngơi, thư giãn

Tầng 4 là một không gian được dành riêng cho du khách muốn nghỉ ngơi, tại đây sẽ phục vụ ăn uống. Tầng 4 được chia thành nhiều khu vực khác nhau như: Hội trường Cung đình, khu nhà hàng và quán cà phê có view xịn sò nhìn ra bên ngoài rất thích hợp check in. Du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn đặc sản cùng với chiếc view siêu đẹp tại tầng 4. Đây cũng là nơi thích hợp để chị em check in sống ảo, có những bức ảnh để đời.

6. Tầng 5 – thưởng thức trà đạo và nghệ thuật điêu khắc

Tầng 5 của Bảo tàng Gốm Bát Tràng mang đến không gian mới, một không gian thoáng mát, tại đây du khách có thể ngồi thưởng thức một ly trà đạo, khu vực này diễn ra các hoạt động nghệ thuật dân gian, cùng với hoạt động nghệ thuật. Tại đây sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật theo từng ngày. Được chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm, nghệ thuật chầu văn, chèo, một trải nghiệm cực kì thú vị.

7. Tầng G – nơi hóa thân làm nghệ nhân gốm

Tầng G là nơi du khách được hóa thân thành nghệ nhân làm gốm chuyên nghiệp, tài hoa. Tại đây sẽ cung cấp đầy đủ các vật dụng để du khách có thể tự tay sáng tạo ra những sản phẩm gốm yêu thích. Đặc biệt, đây là nơi mà nhiều trẻ em rất thích tự sáng tạo ra những sản phẩm làm bằng gốm.

Trải nghiệm làm gốm tại Bảo tàng Gốm Bát Tràng

Khi đến tham quan làng gốm Bát Tràng, du khách không thể bỏ qua việc trải nghiệm nặn gốm. Tự tay tạo ra sản phẩm theo ý muốn, thỏa sức sáng tạo với mức giá dao động khoảng 50.000đ – 70.000đ, bạn đã có thể sở hữu một sản phẩm do mình tạo ra.

Khi đến đây, bạn sẽ được hướng dẫn từng chi tiết từ thợ làm gốm chuyên nghiệp về những thao tác cơ bản để có những sản phẩm đẹp nhất. Sau khi nặn gốm xong, thợ nặn sẽ giúp bạn nung và gói lại.

Quy trình làm gốm tại Bát Tràng gồm nhiều bước, đầu tiên cần chuẩn bị đất sét, tạo hình, tưới men và đun nung gốm. Những bước đầu tiên đòi hỏi bạn cần sự khéo léo, cẩn thận để tạo ra thành phẩm đẹp nhất. Điều đặc biệt, bạn có thể tự tay làm đồ gốm và có thể tận hưởng thành quả của mình khi hoàn thành. Quy trình này không chỉ mang đến cho bạn những giây phút thư giãn mà còn giúp bạn hiểu thêm về làng nghề truyền thống nổi tiếng.

Kinh nghiệm đi Bảo tàng Gốm Bát Tràng

Du lịch Bảo tàng Gốm Bát Tràng sẽ là một trải nghiệm thú vị. Để có một chuyến đi trọn vẹn nhất, bạn cần tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:

1. Phương tiện di chuyển đến Bảo tàng Bát Tràng

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, việc di chuyển đến làng gốm Bát Tràng vô cùng dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe buýt hoặc xe cá nhân, đây đều là phương tiện được nhiều người lựa chọn.

Di chuyển bằng xe bus: Khi di chuyển bằng xe bus sẽ đảm bảo an toàn, chi phí dao động 7.000đ/người/lượt, từ bến xe Long Biên bắt chuyến 47 để đến Bảo tàng Gốm Bát Tràng. Di chuyển phương tiện cá nhân: Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn sẽ đi theo hướng cầu Chương Dương, sau đó đi theo đê sông Hồng để đến làng gốm. Với xe máy, bạn sẽ tự do thoải mái về thời gian.

Với thông tin trên về xe di chuyển, bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân, đây cũng là lựa chọn được nhiều du khách ưu tiên cho chuyến đi của mình.

2. Món ăn ngon tại làng gốm Bát Tràng

Du lịch Bảo tàng Gốm Bát Tràng mà bỏ qua những món đặc sản sau thì quả thực là điều thiếu sót lớn. Tại đây nổi tiếng với các món ăn đặc sản như bánh tẻ nóng, chè hột hoa sói, ổi Đông Dư. Đặc biệt, đừng bỏ lỡ các món ăn truyền thống địa phương chính là canh măng mực sẻ, món ăn này sẽ khiến bạn phải nhớ mãi hương vị. Với sự kết hợp của măng vào cùng nước dùng ngọt thơm, ăn vào cảm nhận được sự giòn của măng và mực tạo nên nước chấm khó quên.

3. Một số lưu ý khi du lịch Bảo tàng Gốm Bát Tràng

Nên lựa chọn thời điểm đầu mùa Xuân để không khí mát mẻ đẹp nhất và có cơ hội tham gia nhiều lễ hội cùng các hoạt động vui chơi ngoài trời. Trước khi đến bảo tàng, bạn nên xem trước giờ mở cửa và vé tham quan Bảo tàng Gốm Bát Tràng có thể mua trực tiếp tại quầy. Khi mua sản phẩm gốm, bạn nên kiểm tra trước các sản phẩm gốm để đảm bảo không có lỗi hoặc hỏng. Khi vào Bảo tàng Gốm Bát Tràng, các sản phẩm ở đây đều làm bằng gốm nên rất dễ vỡ vì thế bạn nên cẩn thận khi vào bảo tàng, đặc biệt khi có trẻ nhỏ. Hãy lựa chọn bộ trang phục thoải mái để dễ dàng di chuyển giữa các địa điểm tham quan.

Bài viết trên đây là Kinh nghiệm đi Bảo tàng Gốm Bát Tràng tự túc từ A – Z một cách chi tiết nhất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi tham quan bảo tàng. Hãy lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt vời tại làng nghề gốm Bát Tràng nhé.